GIỚI THIỆU CHUNG

Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành kỹ thuật cơ khí được xây dựng dựa trên Sứ mạng- Tầm nhìn của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, với mục tiêu Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ chuyên môn cao, kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, có trình độ cao về thực hành. Đồng thời có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Cơ khí Chế tạo máy; có khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế - xã hội toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; có khả năng tự đào tạo và tham gia các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế để đạt trình độ cao hơn.

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

Hiện tại khoa Công nghệ có 10 giảng viên tham gia xây dựng và đào tạo chương trình thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí, trong đó có 04 PGS, 06 TS. Tất cả các môn học trong chương trình đào tạo được cập nhật các kiến thức tiên tiến.

Đội ngũ Giảng viên tham gia giảng dạy

(click vào Họ và tên để xem LÝ LỊCH KHOA HỌC)

Stt

Họ và tên

Chức vụ

Thông tin liên hệ

1

TS. Đỗ Hữu Hoàng

Trưởng khoa

hoangdhuu@hufi.edu.vn

2

PGS.TS Lê Thể Truyền

Trưởng bộ môn

truyenlt@hufi.edu.vn

3

PGS. TS Võ Tuyển

Nguyên Hiệu phó

tuyenv@hufi.edu.vn

4

PGS. TS Đặng Vũ Ngoạn

Nguyên Hiệu Trưởng

ngoandv@hufi.edu.vn

5

TS. Nguyễn Lê Thái

Thỉnh giảng

 

6

TS. Nguyễn Hữu Thọ

Thỉnh giảng

 

7

TS. Nguyễn Lê Anh Duy

Thỉnh giảng

 

8

TS. Phạm Trung Thành

Thỉnh giảng

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Đảm nhiệm việc giảng dạy các môn học chuyên ngành kỹ thuật cơ khí theo chương trình đào tạo;

Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo thạc sĩ ngành kỹ thuật cơ khí;

Tư vấn khoa học cho Khoa và Trường.

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng trong các lĩnh vực kỹ thuật cao, đào tạo và sản xuất.

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

-              Thiết kế chế tạo máy sấy dùng công nghệ sấy bơm nhiệt;

-              Tối ưu một số chi tiết máy cơ bản trong ngành chế tạo máy;

-              Việc tối ưu giúp giảm kích thước, tiết diện, thể tích và khối lượng của một số chi tiết máy cơ bản và làm giảm hao phí nguyên vật liệu, tăng hiệu suất thiết bị;

-              Các hệ thống sản xuất tự động hóa ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0;

-              Các hệ thống Robot công nghiệp tích hợp khả năng điều khiển thông minh;

-              Các bộ điều khiển tích hợp IoT;

-              Nghiên cứu cải tiến ứng dụng, làm chủ công nghệ trong ngành sản xuất nông sản và công nghiệp thực phẩm.

-              Máy chế biến thực phẩm

-              Các thiết bị phục vụ người khuyết tật

-              Các thiết bị thông minh

-              Công nghệ in 3D

-               Nghiên cứu các quá trình truyền nhiệt, truyền chất đặc thù và giải pháp tăng cường truyền nhiệt trong các quá trình và thiết bị nhiệt lạnh

-               Nghiên cứu xây dựng mô hình tính chất nhiệt vật lý của thực phẩm;

-               Nghiên cứu ứng dụng và phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tận dụng. Các giải pháp nâng cao hiệu và tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị nhiệt;

-               Công nghệ cháy sạch và năng lượng tái tạo kết hợp với nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả;

-               Nghiên cứu hoàn thiện quá trình đông lạnh thủy sản và các loại thực phẩm của Việt Nam;

-               Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sấy nông lâm thủy hải sản của Việt Nam;

-              Nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị và dây truyền công nghệ thực phẩm ở điều kiện trong nước.