HỘI THẢO "SẢN XUẤT THÔNG MINH" (Smart Manufacturing)  KHOA CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

Tiến bộ kỹ thuật đã từng bước làm thay đổi cách thức sản xuất của con người. Khác hoàn toàn so với trước đây, hiện nay công nghệ số tích hợp sản xuất thông minh được coi là nền tảng cối lõi của cách mạng công nghiệp.

Buổi hội thảo về “Sản xuất thông minh” diễn ra giữa Nhà trường - Giảng viên - SINH VIÊN Khoa CN Cơ khí cùng với sự tham gia của ba nhà Diễn giả đến từ 3 doanh nghiệp lớn tại TP.HCM.

Chuyên gia TS Phạm Trung Thành – Giám đốc Bảo trì, Công ty TNHH Hyongsung Việt Nam đã chia sẻ về sản xuất thông minh & xu hướng đổi mới nhà máy thông minh (smart manufacturing & trend in smart factory innovation). Các giải pháp số hóa ngành công nghiệp cho phép mọi hoạt động vận hành sản xuất trở nên thông minh hơn, giảm thời gian downtime và khuyến khích sự đổi mới.

Ông Trương Ngọc Hoàng – Giám Giám đốc Công ty Festo Didactic chia sẻ về Nhà máy kỹ thuật số “Digital factory”. Diễn giả đã chia sẻ vấn đề tại sao phải số hóa về nhà máy số, trọng tâm của ngành công nghiệp 4.0, mạng và bảo mật CNTT trong bối cảnh Nhà máy kỹ thuật số. Bên cạnh đó chuyên gia cũng đã giới thiệu về hệ thống nhà máy thông minh cho mục đích giảng dạy và nghiên cứu.

Phó tổng giám đốc Dr SME - ThS. Vũ Tuấn Anh chia sẻ về Nghề cơ khí thông minh trong hiện tại & tương lai. Diễn giả đã chia sẻ về tư duy 5V trong nghề  Nghề cơ khí tương lai như: Virtual – Visualise – Value – Validate – Velocity. Về nghề nghiệp tương lai theo diễn giả “Chuyển đổi nghề nghiệp là quá trình cá nhân thay đổi tâm thế, kỹ năng, kiến thức nhằm áp dụng công nghệ, công cụ, hạ tầng, nền tảng số tại vị trí công việc  nhằm kiến tạo những giá trị vượt trội đổi mới sáng tạo trong tổ chức”

Về vấn đề hợp tác doanh nghiệp:

Phía Công ty Festo Didactic sẽ có những hợp tác đào tạo cùng với Khoa Cơ khí về phần mềm, chương trình đào tạo và hệ thống thiết bị công nghệ mới. Bên cạnh đó công ty tham gia các buổi hội thảo về Robot, về các ngành nghề hay về công nghệ mới của Khoa CN Cơ khí để cho các bạn sinh viên có cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp. Festo là một công ty rất nổi tiếng về công nghệ mới, sản suất các thiết bị cung cấp cho các nhà máy, vì vậy đây là một nền tảng để kết hợp giữa công ty Festo với nhà trường và với các công ty khách hàng của Festo để hổ trợ lẫn nhau.

Ø Về phía Khoa thầy TS. Đỗ Hữu Hoàng Hoàng mong muốn đào tạo ra kỹ sư được quý công ty hài lòng là một sự thành công và mong muốn có sự hợp tác chia sẻ về kiến thức từ các doanh nghiệp để tạo ra một sản phẩm (sinh viên) tốt, có chất lượng.

Trao đổi về vấn đề việc làm của sinh viên cơ khí khi ra trường:

Theo ThS. Vũ Tuấn Anh trạm Nasa là tinh hoa của cơ khí, vì vậy phát triển ngành khoa học nói chung hay ngành cơ khí nói riêng. Diễn giả ThS. Vũ Tuấn Anh muốn có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp cùng với Khoa Cơ khí để cùng soạn thảo một chương trình đào tạo hướng nghiệp về công nghệ mới, về sản xuất thông minh… để thúc đẩy hướng nghiệp các em học sinh tham gia vào ngành cơ khí. Như với tình hình hiện nay trong lúc khủng hoảng những ngành nghề khác có thể không sản xuất được nhưng với ngành cơ khí nhu cầu rất lớn, rất cần nên vẫn tiếp tục sản xuất. Với số lượng công ty cơ khí khá lớn trên địa bàn Tp.HCM (1100 nhà máy) thì Khoa cơ khí có đào tạo tới 5 ngàn hay 10 ngàn cũng không đủ số lượng cung cấp cho nhu cầu tuyển dụng của các công ty

Theo TS Phạm Trung Thành nhu cầu về kỹ sư Cơ khí trong chuyển đổi số, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp này rất lớn, tuy nhiên về phía các thầy cô ở cấp phổ thông chưa có thông tin đầy đủ. Vì vậy cần có những buổi hướng nghiệp cho các em học sinh ở phổ thông hiểu hơn về khối ngành cơ khí, là một ngành rất có triển vọng.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ về phương thức sản xuất. Với đặc trưng là điều khiển hệ thống, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI), Internet kết nối vạn vật (Internet of Things, IoT),... Nền tảng công nghệ số tích hợp sản xuất thông minh đã tối ưu hóa quy trình sản xuất. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi tìm ra các giải pháp công nghệ, tối ưu hóa quá trình sản xuất theo hướng bền vững với các công nghệ chủ chốt là: công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot, công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet kết nối dịch vụ (IoS).

Vì vậy việc thảo luận vấn đề sản xuất thông minh trong cách mạng công nghiệp 4.0 giữa khoa Công nghệ Cơ khí cùng các chuyên gia ở các doanh nghiệp và đặc biệt là CÁC BẠN SINH VIÊN là rất cần thiết để tạo động lực cho các bạn sinh viên học tập, tìm hiểu về công nghệ số, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong tương lai.

Hình ảnh buổi hội thảo SẢN XUẤT THÔNG MINH

Tổng hợp nội dung:

Giảng viên: Th.S Võ Kim Hằng